Là thương - Tự truyện ông thầy không bục giảng Lê Duy Niệmđứng tên hai tác giả: Lê Duy Niệm và Quách Trọng Trà,àthươngNửađờilậnđậncảđờithươcách chụp ảnh đẹp học trò của ông, hiện là tác giả tự do. Tác phẩm do Quách Trọng Trà xin phép thầy mình chấp bút như để trả món nợ ân tình mấy mươi năm theo thầy; qua nhiều lần chỉnh sửa, sắp đặt ý tứ, cuối cùng tác phẩm cũng hoàn thành trọn vẹn, mở ra cho bạn đọc chân dung ông thầy giáo làng mê "gõ đầu trẻ", giữa một bức tranh nhiều biến động của lịch sử đất nước trước và sau 1975.
Một cuộc đời ông giáo làng được kể nhất quán, xuyên suốt chiều dài lịch sử, không chọn rơi cụ thể vào một thời điểm nào, để thấy được sự quá trình "chuẩn hóa" một ông thầy - một con người, và qua đó cũng thấy được, việc "sửa mình" để "sửa người" được diễn ra liên tục trong tâm tưởng của một người theo giáo dục là như thế nào.
Sinh ra ở Quảng Trị, cái xứ "há miệng cát bay vô một họng", giữa một gia đình nhiều thế hệ, và giữa đói nghèo bủa vây giữa thời chiến, cậu bé Lê Duy Niệm, dẫu vậy, lớn lên trong tình thương yêu của ba mạ. Mấy chục trang đầu của Là thương, độc giả chứng kiến một cậu bé Niệm hồn nhiên, vô tư, đôi lúc tủi thân vì phải xa ba mạ, và đôi lúc gần như thiếu thốn hẳn tình thương từ ba, nhưng tuyệt không có lấy một chút gì ta thán về hoàn cảnh, thiếu thốn về tinh thần...
Khi bắt đầu hoài niệm, hình như người ta bắt đầu già...Tôi đã già khá lâu. Vì khá lâu rồi, tôi nhận ra mình đang bắt đầu thẫn thờ nhặt nhạnh lại những ký ức mà mình vô tình hay cố ý làm vương vãi suốt chặng đường đã qua... Tự truyện này như một món quà tôi tự thưởng cho mình để được trọn vẹn trở về miền ký ức đậm đà tình người, tình đất nơi tôi sinh ra, lớn lên, rồi trưởng thành và nếm trải những vị ngọt đắng cuộc đời...
Lê Duy NiệmLớn lên giữa thời buổi mà giáo dục "chưa chuẩn hóa bài bản một ông thầy", chàng thanh niên Lê Duy Niệm làm thầy giáo làng, rồi sau đó mấy phen lận đận, phải trôi nổi sống, dạy học qua tỉnh Minh Hải (Bạc Liêu và Cà Mau bây giờ), sau phiêu dạt đến Sài Gòn. Cuộc đời quăng quật nhiều phen nhưng ông thầy vẫn luôn tươi cười, nụ cười ít nhiều có sự ghìm lại, chín muồi hơn, sự hồn nhiên nhường chỗ cho sự trưởng thành, và cũng chính lúc ấy, "lửa nghề" trong ông càng sục sôi...
Lê Duy Niệm không bao trùm những hồi tưởng cuộc đời 60 năm của mình chỉ bằng giọng rù rì mặc dù ông bộc bạch rằng mình "đã già". Tác giả viết: "Khi bắt đầu hoài niệm, hình như người ta bắt đầu già...Tôi đã già khá lâu. Vì khá lâu rồi, tôi nhận ra mình đang bắt đầu thẫn thờ nhặt nhạnh lại những ký ức mà mình vô tình hay cố ý làm vương vãi suốt chặng đường đã qua... Tự truyện này như một món quà tôi tự thưởng cho mình để được trọn vẹn trở về miền ký ức đậm đà tình người, tình đất nơi tôi sinh ra, lớn lên, rồi trưởng thành và nếm trải những vị ngọt đắng cuộc đời...". Ông viết tác phẩm bằng nhiều giọng văn, lúc trầm ngâm suy tư, lúc trẻ trung "xì-tin", lúc lại dạt dào ấm áp.
Nhưng dù có nhận mình "đã chạm đích sáu mươi năm cuộc đời", già rồi, tưởng như đã xong xuôi công chuyện rồi nhưng Lê Duy Niệm vẫn còn "trẻ" lắm! Không còn trẻ sao được khi sau bao giông gió của đời, kinh qua mấy phen nổi trôi và một phen phải bỏ xứ mà đi, những người thương của ông, "con cái" của ông hôm nay vẫn đủ đầy, ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Thủ Đức của ông vẫn rộn vang tiếng cười. Không trẻ sao được khi một ông thầy đã 60 mà học trò vẫn gọi ông trìu mến: "Má Niệm!". Tụi học trò của ông còn gọi ông bằng nhiều tiếng như ba, bố, thầy, mà có lẽ tiếng thầy hiếm hơn. Ông từng tâm sự, bản thân "thèm" được học trò gọi bằng tiếng thầy lắm, nhưng ngặt nỗi tụi nhỏ đâu chỉ coi ông là thầy, mà hơn thế, tụi nó xem ông như người thay cha mẹ, bước vào và giáo dưỡng cuộc đời chúng.
Như Chế Lan Viên từng viết: "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn...". Tụi học trò 10A chuyên Bạc Liêu niên khóa 1993 - 1994 đến tận bây giờ vẫn vào "ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô" để thăm ông. Học trò tứ phương, giờ nhiều người đã thành danh, có người làm kỹ sư, tác giả, doanh nhân... vẫn quay trở về âu yếm gọi ông tiếng "thầy". Hay như ông bạn xa cách mấy chục năm ở Bạc Liêu, sau lên Sài Gòn sống, vẫn có mặt vào đúng ngày ông ra mắt sách! Không kể đâu xa, đứa học trò - đồng tác giả với ông - cũng đã đồng hành với ông mấy chục năm đấy thôi.
Tại sao học trò vẫn giữ lễ nghĩa, ân tình sau một thời gian dài đằng đẵng với ông như vậy?
Bởi vì trong suốt hành trình mấy mươi năm cố gắng bám nghề đó, ông đã làm hết phận sự với đời. Bao nhiêu vàng bạc ông trao cho đời nay được trả lại đúng con người ông, như lời nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải nhận xét tác phẩm.
Và cũng bởi sự mê nghề ở giáo Niệm đã được nhóm lên từ thời ông còn rất trẻ. Yêu nghề thành ra yêu người lúc nào không hay. Chỉ thấy chân dung Lê Duy Niệm hiện lên ở đầu sách vẫn còn nhiều sự hồn nhiên và bản năng, nhưng càng về sau, sự ngấm thấm trong triết lý "trồng người" của ông càng đậm. Và cái sự yêu người đó của ông khiến ông có những cách "dạy" khác người, cách đối đãi giao tế cũng "chẳng giống ai"... Triết lý của giáo Niệm là "dạy như chơi, dạy như sống", dạy con trẻ bằng ý thức, chủ động để trở thành một người tự giác, trách nhiệm sau này. Và ông tùy trường hợp mà uốn nắn, dạy bảo, không đưa tất cả các em vào trong một kiểu mẫu nhất định. Sự mềm dẻo và "hợp thời" này vừa dễ mà vừa khó, và bằng cách riêng của mình, ông đã dạy bảo được rất nhiều thế hệ học trò.
Nên dù có lận đận ở đâu, "đại gia đình" kia vẫn theo ông. Tình thương nơi ông trở thành chất lan tỏa, là thứ keo bền chặt vô hình gắn kết tất cả mọi người lại với nhau.
Người đời thường bảo, có một người thầy tốt là được nhân lớn. Có một người bạn tốt là được nghĩa lớn. Tôi thấy phúc phận mình đủ đầy nhân nghĩa. Vừa có những người thầy cao quý, những người bạn tri âm, vừa dạt dào nghĩa tình học trò bao thế hệ. Thế thì còn gì bằng. Nên gặp lúc hoang mang chao đảo, nhìn rõ tấm chân tình của thầy cô, của bè bạn và đồng nghiệp, của học trò dành cho mình, tôi bỗng thấy vẹn toàn niềm tin vào cuộc sống. Thấy vững vàng giữ đúng được con tim. Dù nhiều lúc con tim ấy cũng yếu mềm không vác nổi đời tôi!
Lê Duy Niệm"Về thu xếp lại..." Cuộc đời ông giáo Lê Duy Niệm hiền lành, chân chất thu xếp mấy mươi năm giờ đã tạm yên. Hằng ngày, ông vẫn đi đi về về từ nhà đến trường, lâu lâu ông về thăm lại "quê thứ hai" là Bạc Liêu, gặp lại mấy đứa học trò năm nào, mà giờ ông xem như tri kỷ, là anh em...
Trong những lời cuối cùng của Là thương, ông thầy kết lại bằng giọng văn đầy suy niệm: "Giờ ông thầy đã đi trọn một vòng đời 60 năm đen trắng. Lũ học trò 10A ngày nào cũng đã xấp xỉ 3/4 một kiếp nhân sinh vui buồn. Còn gặp nhau. Còn có nhau. Còn thấy ở nhau nhiều điều để khiến cho cuộc sống thêm thú vị, ý nghĩa. [...] Người đời thường bảo, có một người thầy tốt là được nhân lớn. Có một người bạn tốt là được nghĩa lớn. Tôi thấy phúc phận mình đủ đầy nhân nghĩa. Vừa có những người thầy cao quý, những người bạn tri âm, vừa dạt dào nghĩa tình học trò bao thế hệ. Thế thì còn gì bằng. Nên gặp lúc hoang mang chao đảo, nhìn rõ tấm chân tình của thầy cô, của bè bạn và đồng nghiệp, của học trò dành cho mình, tôi bỗng thấy vẹn toàn niềm tin vào cuộc sống. Thấy vững vàng giữ đúng được con tim. Dù nhiều lúc con tim ấy cũng yếu mềm không vác nổi đời tôi!..."
Như nhận xét của một đồng nghiệp tại buổi ra mắt sách của ông, một cánh én không làm nên mùa xuân nhưng trường hợp ấy không đúng với Lê Duy Niệm, bởi ông đi đâu, tới đâu, tình thương luôn hiện diện nơi đó, ông làm nên cả mùa xuân của riêng mình. Lê Duy Niệm khiến mọi người hạnh phúc và bản thân ông cũng được hạnh phúc. Vì đơn giản: tất là chỉ cần là thương, đơn giản thế thôi! Chẳng cần lý do để thương hay vì điều gì đó mà thương.